Sapphire là một loại đá quý được ưa chuộng bởi vẻ đẹp lung linh và giá trị cao. Tuy nhiên, trên thị trường hiện nay có rất nhiều đá Sapphire giả được làm từ thủy tinh, nhựa hoặc các vật liệu khác, khiến người mua khó có thể phân biệt được. Cùng TahiGems chiêm ngưỡng ngay nhé!
![Nhận biết đá sapphire tự nhiên - Phân biệt đá Sapphire thật giả](https://thegioingocquy.vn/wp-content/uploads/2024/10/tahigems-nhan-biet-da-sapphire-tu-nhien-phan-biet-da-sapphire-that-gia.jpg)
Đá Sapphire là gì?
Sapphire hay Sapphia là một trong những khoáng vật hiếm được nhiều người săn tìm. Loại kể trên sở hữu độ cứng 9 trong thang đo Mohs. Vì thế dòng này chỉ quý sau Kim Cương và Moissanite.
Chưa hết, những thú vị dưới đây về Sapphire sẽ giúp bạn hiểu hơn về loại đá quý này. Mời quý vị cùng khám phá để giải mã sức hút lớn đến từ những viên đá lấp lánh mang tên Sapphia.
Sapphire nhân tạo có phải là Sapphire giả?
Sapphire nhân tạo được tạo ra thông qua quá trình nuôi cấy tinh thể trong phòng thí nghiệm. Điểm khác biệt lớn nhất giữa sapphire nhân tạo và sapphire tự nhiên chính là thời gian hình thành: trong khi đá tự nhiên cần hàng triệu năm để kết tinh, sapphire nhân tạo chỉ mất vài ngày hoặc vài tuần để hoàn thành.
![Sapphire nhân tạo có phải là Sapphire giả?](https://thegioingocquy.vn/wp-content/uploads/2024/10/tahigems-sapphire-nhan-tao-co-phai-la-sapphire-gia.jpg)
Mặc dù thành phần hóa học, độ bền, và khả năng chống mài mòn của sapphire nhân tạo tương tự như sapphire tự nhiên, chi phí sản xuất thấp hơn nhiều khiến giá thành của đá nhân tạo rẻ hơn đáng kể.
Tiêu chuẩn 4C đánh giá chất lượng đá Sapphire
Để đánh giá một viên đá Sapphire có chất lượng hay không, người ta thường dựa vào tiêu chuẩn 4C, trong đó bao gồm màu sắc, độ tinh khiết, giác cắt và trọng lượng. Tham khảo chi tiết 4 tiêu chuẩn này dưới đây:
Màu sắc (Color)
Màu sắc là yếu tố quan trọng nhất quyết định giá trị của Sapphire. Sapphire có rất nhiều gam màu, trong đó phổ biến nhất là xanh lam, xanh lục, hồng, vàng, cam,…
Viên Sapphire có màu sắc càng đậm, càng rực rỡ và đồng nhất thì giá trị của viên đó càng cao. Một số màu Sapphire quý hiếm là Sapphire xanh lục-vàng (Lime Green Sapphire) và Sapphire hồng cam (Padparadscha Sapphire) có giá trị vô cùng đắt đỏ.
Độ tinh khiết (Clarity)
Độ tinh khiết của 1 viên Sapphire được đánh giá dựa trên số lượng, kích thước và vị trí của các tạp chất bên trong viên đá. Viên Sapphire có càng ít tạp chất thì giá trị càng cao. Trên thế giới có rất nhiều viên Sapphire trong suốt có giá trị rất cao.
Các cấp độ tinh khiết của Sapphire thường được phân loại từ IF (Internally Flawless – Không tì vết bên trong) đến SI3 (Severely Included – Nhiều tạp chất).
![Tiêu chuẩn 4C đánh giá chất lượng đá Sapphire](https://thegioingocquy.vn/wp-content/uploads/2024/10/tahigems-tieu-chuan-4c-danh-gia-chat-luong-da-sapphire.webp)
Giác cắt (Cut)
Giác cắt là yếu tố ảnh hưởng đến độ sáng, độ lấp lánh và khả năng phản chiếu ánh sáng của một viên Sapphire. Viên đá được cắt càng tỷ lệ đẹp, càng chính xác thì giá trị càng cao. Góc cắt, tỷ lệ đối xứng và độ bóng của viên Sapphire cần phải được đánh giá kỹ lưỡng.
Trọng lượng (Carat)
Sapphire có rất nhiều trọng lượng khác nhau. Một viên đá Sapphire có thể có kích thước từ 1 đến hàng trăm carat. Đá Sapphire có trọng lượng càng lớn thì giá trị càng cao.
Các mức độ của đá Sapphire giả
Bước đầu tiên bạn cần biết là hiểu được cách xác định thật giả. Bởi vì trong thế giới đá quý, người mua có thể bị lừa bởi rất nhiều cách nhưng mức độ bị lừa dối sẽ phụ thuộc vào cách bạn cảm nhận thế nào là một viên Sapphire thật. Bảng dưới cho thấy các mức độ khác nhau giữa Sapphire tự nhiên thật và Sapphire giả.
Sapphire tự nhiên | Đá Sapphire được hình thành hoàn toàn tự nhiên không qua tác động của con người |
Sapphire tự nhiên nhưng đã qua xử lý | Đá Sapphire tự nhiên nhưng đã qua xử lý để cải thiện một số đặc tính như màu sắc, độ bền, độ tinh khiết,… |
Sapphire nhân tạo | Sapphire được tạo ra trong phòng thí nghiệm có quy trình giống với đá thật |
Sapphire làm từ vật liệu tổng hợp | Đá Sapphire với nhiều lỗi / bao thể được các vật liệu tổng hợp để biến hóa ra viên đá trông giống như viên đá chất lượng cao |
Sapphire bị làm giả bằng các loại đá khác | Các loại đá quý khác được bày bán như Sapphire |
Cách nhận biết đá Sapphire tự nhiên và Sapphire giả
Hiện nay có rất nhiều Sapphire giả trên thị trường từ các vật liệu tổng hợp không phải khoáng chất. Trình độ “đạo nhái” cực kỳ chuyên nghiệp, đa dạng từ nhiều nguồn đã khiến ngành kinh doanh đá quý gặp nhiều rắc rối trong việc nắm bắt và lật tẩy những mặt hàng gây nhiều tổn hại này.
![Cách nhận biết đá Sapphire tự nhiên và Sapphire giả](https://thegioingocquy.vn/wp-content/uploads/2024/10/tahigems-cach-nhan-biet-da-sapphire-tu-nhien-va-sapphire-gia.jpg)
Sapphire từ vật liệu tổng hợp là loại corundum chất lượng cực thấp đến mức không đạt tiêu chuẩn làm đồ trang sức. Loại này thường có sẵn trên thị trường với số lượng lớn và giá thành thấp. Những viên đá này chứa đầy tạp chất, vết đứt gãy và những lỗ hổng này được lấp đầy bằng thủy tinh chì (Pha lê) để trông giống như đá Sapphire thật. Chúng còn được xử lý nhiệt để mang lại vẻ ngoài toàn diện giống Sapphire chất lượng cao. Loại Sapphire giả này bị mài mòn hàng ngày và nhanh chóng biến dạng, dễ bị vỡ khi chịu lực tác động.
Loại Sapphire giả này được chế tạo với độ chính xác cao mà chỉ có nhà kim hoàn lành nghề mới có thể nhận diện được chúng. Với cặp mắt của những người chưa được đào tạo sẽ không nhận ra nhiều dấu hiệu nhưng dưới đây là một số cách cơ bản giúp bạn phân biệt được chúng.